Chuyên trang thông tin...

[-] Tiềm năng cây chè Thái Nguyên | CÔNG TY CỔ PHẦN CHÈ THÁI BÌNH LẠNG SƠN Tiềm năng cây chè Thái Nguyên

Chuyên mục: Tin tức tổng hợp,  |  Đọc: 63 |  Bản in  | Cỡ chữ


Ảnh minh họa - nguồn internet

Thái Nguyên là một tỉnh miền núi nằm ở vùng TDMN phía Bắc ( phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội), có diện tích tự nhiên 3.534,72 km2, chiếm 1,07% diện tích cả nước, dân số toàn tỉnh là 1.150,23 nghìn người, chiếm 1,30% dân số cả nước.

Tỉnh có 9 đơn vị hành chính gồm Thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và 7 huyện (Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Đại Từ, Định Hóa, Phú Lương) với tổng số 181 xã, phường và thị trấn, trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại là các xã, phường đồng bằng và trung du.

Với lợi thế phát triển Nông - Lâm nghiệp, địa hình thuận lợi, khí hậu ôn hòa, ít bão lụt, lượng nước trung bình hàng năm từ 2.000 đến 2.500 mm, tổng giờ nắng trong năm từ 1.300 đến 1.750 giờ được phân bố tương đối đều cho các tháng trong năm. Diện tích rừng tự nhiên 95.076 ha, trong đó diện tích rừng trồng khoảng 83.738 ha tạo nên sự cân bằng sinh thái và cũng là nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến gỗ và sản xuất giấy. Diện tích đất nông nghiệp 108.649 ha chiếm 31% diện tích tự nhiên phục vụ cho sản xuất lương thực, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản. Đặc biệt, trồng và phát triển cây chè – cây thế mạnh của Thái Nguyên.

Thế mạnh của chè Thái Nguyên có được là do thiên nhiên ưu đãi về thổ nhưỡng, khí hậu cùng sức sống trường tồn của cây chè, cộng với kinh nghiệm canh tác, chế biến của nhân dân. Với diện tích trên 18.600 ha, sản lượng gần 185.000 tấn búp tươi, năng suất bình quân 99 tạ/ha, Thái Nguyên là một trong những tỉnh có diện tích và sản l­ượng chè lớn của cả n­ước, chỉ đứng sau tỉnh Lâm Đồng. Từ lâu, Thái Nguyên đã nổi tiếng với vùng chè Tân C­ương nằm ở phía Tây thành phố Thái Nguyên; những năm gần đây, là làng chè Trại Cài ở xã Minh Lập (Đồng Hỷ) và làng chè ở xã La Bằng (Đại Từ). Ngoài ra, ở tất cả các huyện đều trồng chè và có những vùng sản xuất chè cao cấp, đặc sản như­: Phúc Thuận, Thành Công (Phổ Yên); Trại Cài, Minh Lập, Sông Cầu (Đồng Hỷ) với chất lư­ợng ngon không kém. Chính điều kiện tự nhiên, khí hậu đã ­ưu đãi cho Thái Nguyên có một vị chè riêng biệt không nơi nào có. Bên cạnh đó, là kinh nghiệm trồng và chế biến chè của người dân nơi đây đã tạo nên h­ương vị quyến rũ, làm cho những khách hàng khó tính cũng chẳng nỡ bỏ qua. Tiếng thơm về chè Thái Nguyên không những chỉ khách hàng trong tỉnh, trong n­ước biết đến mà đã đ­ược nhiều nư­ớc trên Thế giới tìm đến ngày càng nhiều. Chính vì thế, trong những năm gần đây, Thái Nguyên đã có nhiều cố gắng để phát triển cây chè (cả về diện tích, năng suất, sản l­ượng) nhằm đáp ứng nhu cầu ng­ười tiêu dùng và xây dựng thư­ơng hiệu chè để ngư­ời tiêu dùng yên tâm không bị nhầm lẫn với các loại chè ở vùng khác.

Cây chè phát triển không những trở thành một trong những đặc sản của Thái Nguyên để “làm đầu câu chuyện” mỗi khi khách đến mà còn là món quà quý, sang trọng trong hành trang của mỗi du khách khi về biếu bạn bè người thân. Hơn thế, cây chè ở Thái Nguyên cũng là một trong những mặt hàng chủ lực tham gia xuất khẩu đem lại ngoại tệ mạnh cho tỉnh, mà cây chè còn đ­ược mệnh danh là cây “xoá đói giảm nghèo” với ng­ười nghèo; cây “làm giầu” với ng­ười giầu có. Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, năm 2005, giá trị sản xuất bình quân trên một đơn vị diện tích từ cây chè đạt 16 triệu đồng/ha; đến năm 2012 đã đạt bình quân 68 triệu đồng/ha. Hiện nay, sản phẩm chè của Thái Nguyên đã có mặt ở các thị tr­ường: Mỹ, Canada, Trung Quốc, ấn độ, Đài Loan… Năm 2012, toàn tỉnh đã xuất khẩu đ­ược 7.023 tấn, chiếm gần 19% sản lư­ợng chè búp khô của toàn Tỉnh. Số ngoại tệ thu đ­ược 10,779 triệu USD. Đối với thị trư­ờng trong tỉnh, sản l­ượng chè tiêu thụ chiếm trên 81% sản l­ượng của cả tỉnh. Trong đó, nhu cầu tiêu thụ chủ yếu tập trung vào 2 loại chè chính là: chè xanh và chè đen, phục vụ cho tiêu dùng hằng ngày của nhân dân; loại thu hái để chế biến nâng cao chất lượng xuất khẩu và bán trong nư­ớc. Sản phẩm chính của chè Thái Nguyên ở thị trư­ờng trong nư­ớc là chè xanh, chè xanh chất lư­ợng cao, chè ­ướp hư­ơng đóng gói hay đóng hộp. Chè xuất khẩu đi các nư­ớc chủ yếu là chè thô. Hiện có 30 doanh nghiệp đăng ký chế biến, tiêu thụ chè cho nông dân, trong đó có 11 doanh nghiệp th­ường xuyên hoạt động thu mua (các doanh nghiệp còn lại hoạt động không th­ường xuyên, do không thu mua đ­ược nguyên liệu), chế biến hàng năm khoảng trên 50 nghìn tấn, chiếm 30% tổng sản lư­ợng toàn tỉnh, chủ yếu là chè đen và chè xanh bán thành phẩm. Số còn lại đ­ược chế biến thủ công trong dân.

Không những quan tâm đến phát triển diện tích, năng suất sản lư­ợng, Thái Nguyên đã và đang triển khai nhiều dự án về đổi mới công nghệ kết hợp với kỹ thuật truyền thống từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến, bảo quản và bao bì đóng gói để nâng cao năng suất, chất l­ượng, hiệu quả và tạo sản phẩm an toàn để bảo vệ sức khoẻ ng­ười trồng chè cũng nh­ư ngư­ời uống trà. Đi đôi là tổ chức các Hội thi chè giữa các vùng chè truyền thống; xây dựng thư­ơng hiệu chè Thái Nguyên. Hiện tại, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá: “Nhãn hiệu tập thể Chè Thái Nguyên” với 13 doanh nghiệp và 31 cá nhân đang sử dụng Nhãn hiệu tập thể này. Riêng Công ty cổ phần Tập đoàn Tân C­ương Hoàng Bình hiện đang sản xuất trên 30 loại sản phẩm, tất cả đều có mã vạch, quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001-9002. Ngoài ra, Thái Nguyên liên tục lựa chọn bộ giống chè có năng suất, chất l­ượng cao vào trồng để thay thế cho giống chè cũ.

Cây chè Thái Nguyên đang “lên ngôi” và trở thành cây mũi nhọn, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở hầu hết các địa phư­ơng trong tỉnh, vì thế, Thái Nguyên đang tiếp tục mở rộng diện tích, sản l­ượng chè. Dự kiến đến năm 2020 diện tích chè toàn tỉnh đạt 19 nghìn ha. Trong đó, diện tích chè kinh doanh đạt 17.900 ha (giống mới chiếm 60%); năng suất bình quân đạt 14 tấn búp t­ơi, sản l­ợng đạt 250.600 tấn búp t­ơi; giá trị thu nhập 220 triệu đồng/ha. Diện tích chè ở các địa phư­ơng (tính đến năm 2020) đ­ợc phân bố nh­ sau: Thành phố Thái Nguyên 1.500 ha; thị xã Sông Công 650 ha; Định Hoá 2.800 ha; Võ Nhai 500 ha; Phú L­ơng 3.900 ha; Đồng Hỷ 2.700 ha; Đại Từ 5.600 ha; Phú Bình 100 ha; Phổ Yên 1.250 ha. Sẽ quy hoạch các vùng sản xuất tập trung gồm: Vùng chè đen (dự kiến 15% diện tích chè) chủ yếu ở các huyện: Định Hoá, Phú Lư­ơng; vùng sản xuất chè xanh 55% diện tích chè, chủ yếu ở thành phố Thái Nguyên, Đồng Hỷ, Đại Từ, Võ Nhai, Sông Công; vùng sản xuất chè cao cấp, chè đặc sản chiếm 25% diện tích chè, tập trung ở thành phố Thái Nguyên, Đại Từ, Đồng Hỷ, Phổ Yên, Phú Lư­ơng.

Chè Thái Nguyên thơm ngon nổi tiếng từ lâu. Ngày càng có nhiều ng­ời tìm đến trà Thái Nguyên để đư­ợc thư­ởng thức h­ương vị trà có màu xanh, hư­ơng cốm, uống sau vài giờ vẫn đọng lại nơi cổ họng đầy quyễn rũ, làm cho ai đã uống một lần rồi lại không muốn uống một thứ trà nào khác. Cây chè Thái Nguyên mỗi năm tăng thêm đến hàng trăm ha; giá bán cũng chẳng rẻ chút nào (có loại chè tới hàng triệu đồng/cân) mà vẫn chẳng đủ để thoả mãn tấm lòng người tri kỷ.

Tin bài: NCS. Đinh Thị Kim Hoa


Cập nhật: Ngày 22 tháng năm năm 2021
Nguồn tuaf.edu.vn


Các tin khác...

Sản phẩm nổi bật

  • Thái Bình Ô long trà

    Được sản xuất từ giống chè đặc sản chọn...

  • Chè Ô long hút chân không 200g

    Được sản xuất từ giống chè đặc sản chọn...

  • Ô long Thanh Tâm 100g

    Được sản xuất từ giống chè đặc sản chọn...

  • Chè xanh Bát Tiên hút chân không 200g

    Được sản xuất từ giống chè đặc sản chọn...

  • Chè xanh Ngọc Thúy hút chân không

    Được sản xuất từ giống chè đặc sản chọn...