Chuyên trang thông tin...

[-] Quảng Ninh: Ứng dụng chế phẩm vi sinh vật trong trồng cây chè theo hướng an toàn sinh học | CÔNG TY CỔ PHẦN CHÈ THÁI BÌNH LẠNG SƠN Quảng Ninh: Ứng dụng chế phẩm vi sinh vật trong trồng cây chè theo hướng an toàn sinh học

Chuyên mục: Tin tức tổng hợp,  |  Đọc: 157 |  Bản in  | Cỡ chữ


Tập trung phát triển bền vững cây chè sẽ tạo thành vùng hàng hoá tập trung có chất lượng cao, góp phần khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh về đất đai, lao động, nâng cao thu nhập cho nông dân

(Cổng ĐT HND) - Qua khảo sát, năm 2019, TW Hội NDVN hỗ trợ Hội ND tỉnh xây dựng mô hình “Ứng dụng chế phẩm vi sinh vật trong trồng cây chè theo hướng an toàn sinh học tại xã Quảng Phong, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh”.

Tập trung phát triển bền vững cây chè sẽ tạo thành vùng hàng hoá tập trung có chất lượng cao, góp phần khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh về đất đai, lao động, nâng cao thu nhập cho nông dân

Huyện Hải Hà là huyện miền núi biên giới giáp biển về phía Đông Bắc của tỉnh. Một trong những cây trồng chủ lực của huyện đó chính là cây chè.

Với truyền thống trồng chè trên 50 năm, huyện xác định đây là loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện đất đai thổ nhưỡng của địa phương.

Thời gian qua, huyện tập trung mở rộng diện tích, nâng cao chất lượng và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm chè của địa phương.

Từ năm 2012, UBND tỉnh đã phê duyệt dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Chè Đường Hoa” cho sản phẩm chè của huyện, tỉnh”.

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hệ thống nông nghiệp (Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) kết hợp với Sở KH&CN tỉnh Quảng Ninh và UBND huyện Hải Hà đã tích cực triển khai dự án, đem lại hiệu quả rõ rệt. Sản phẩm chè Đường Hoa đã chính thức được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) cấp văn bằng bảo hộ (theo Quyết định số 34538/QĐ-SHTT, ngày 27/6/2013).

Cây chè đã mang lại thu nhập đáng kể, đặc biệt sản xuất chè công nghiệp đã mang lại nguồn thu chính cho các hộ dân. Thương hiệu chè Đường Hoa được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng, nhu cầu xuất khẩu sản phẩm ngày càng lớn.

Tuy nhiên, việc phát triển chè công nghiệp trên địa bàn còn gặp không ít khó khăn do chè là cây công nghiệp dài ngày, thời gian kiến thiết cơ bản dài, chi phí đầu tư ban đầu khá lớn; kỹ thuật canh tác còn nhiều bất cập, người dân chưa tuân thủ quy trình sản xuất theo VietGAP nên năng suất thấp, chất lượng không đảm bảo.

Ngoài ra, việc đầu tư đổi mới trang thiết bị của các cơ sở chế biến còn hạn chế, chưa chú trọng đến chiến lược xây dựng thương hiệu chè, mẫu mã sản phẩm chưa đa dạng.

Sự phối hợp giữa người trồng chè với doanh nghiệp, các cơ quan quản lý chưa chặt chẽ dẫn đến khả năng liên kết tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định…

Trước những khó khăn, thách thức đặt ra cho ngành sản xuất chè, HĐND huyện Hải Hà đã đề ra chủ trương phát triển tổng thể vùng sản xuất chè tập trung từ nay đến năm 2020.

Trong đó xác định rõ mục tiêu phát triển bền vững cây chè, tạo thành vùng hàng hoá tập trung có chất lượng cao, góp phần khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh về đất đai, lao động, nâng cao thu nhập cho nông dân và xây dựng NTM.

Giai đoạn từ năm 2002 trở về trước, diện tích chè toàn huyện là 449,1ha, chủ yếu là giống chè trung du lá nhỏ.

Đến nay, từ các nguồn vốn hỗ trợ của tỉnh, đầu tư thực hiện trồng mới, trồng thay thế bằng các loại giống mới, đã nâng tổng diện tích chè trên địa bàn huyện lên 982,4ha.

Hiện, toàn huyện có 4 cơ sở chế biến chè quy mô lớn, công suất bình quân hơn 5 tấn chè búp tươi/ngày/cơ sở; 40 cơ sở chế biến chè nhỏ lẻ, công suất trung bình 300kg chè búp tươi/ngày/cơ sở; 300 lò sao thủ công và sản xuất nhỏ do các hộ trồng chè tự chế biến.

Trên cơ sở chủ trương của các cấp chính quyền địa phương, căn cứ vào tình hình thực tế và nhằm nâng cao vị thế, vai trò của tổ chức Hội ND đối với việc tham gia phát triển kinh tế, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nông dân; căn cứ đề xuất của Hội ND tỉnh, dự án hỗ trợ “Xây dựng mô hình ứng dụng chế phẩm vi sinh vật trong trồng cây chè theo hướng an toàn sinh học tại xã Quảng Phong, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh” quy mô gồm 7,5 ha với 12 hộ tham gia.

Mô hình là tiền đề nhằm đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân.


Ngân Phương


Cập nhật: Ngày 19 tháng sáu năm 2021
Nguồn hoinongdan.org.vn


Các tin khác...

Sản phẩm nổi bật

  • Thái Bình Ô long trà

    Được sản xuất từ giống chè đặc sản chọn...

  • Chè Ô long hút chân không 200g

    Được sản xuất từ giống chè đặc sản chọn...

  • Ô long Thanh Tâm 100g

    Được sản xuất từ giống chè đặc sản chọn...

  • Chè xanh Bát Tiên hút chân không 200g

    Được sản xuất từ giống chè đặc sản chọn...

  • Chè xanh Ngọc Thúy hút chân không

    Được sản xuất từ giống chè đặc sản chọn...