© CHELANGSON.COM | Công ty cổ phần chè Thái Bình Lạng Sơn
PHÁT TRIỂN CÂY CHÈ TRỞ THÀNH CÂY LÀM GIÀU CHO VÙNG TRUNG DU, MIỀN NÚI HÀ NỘI

Phát triển sản xuất chè an toàn theohướng sản xuất hàng hóa, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất,chế biến, đưa cây chè trở thành cây trồng chủ lực mang lại hiệu quả kinh tế vànâng cao thu nhập cho người dân tại các xã trung du, miền núi trên địa bàn HàNội là chủ trương, nhiệm vụ của UBND Thành phố, Sở Nông nghiệp & PTNT HàNội giao Trung tâm phát triển cây trồng Hà Nội.

Để thực hiện mục tiêu đưa cây chè trở thànhcây trồng chủ lực trong xóa đói, giảm nghèo và là cây công nghiệp làm giàu chongười nông dân vùng trung du, miền núi. Từ năm 2012 – 2014, Trung tâm pháttriển cây trồng Hà Nội đã triển khai có hiệu quả Đề án phát triển sản xuất vàtiêu thụ chè an toàn. Trong đó, tập trung xây dựng nhiều mô hình sản xuất, thâmcanh chè sạch theo hướng VietGAP, quy hoạch, chọn giống chè năng suất, chấtlượng để trồng mới và thay thế nương chè già cỗi, đồng thời áp dụng cơ giới hóavào sản xuất, từng bước xây dựng thương hiệu chè Hà Nội.

Sau ba năm thực hiện, năng suất, sảnlượng, chất lượng, giá trị kinh tế các sản phẩm chè và giá trị sản xuất trên 1ha chè được nâng lên rõ rệt. Đến hết năm 2014, tổng diện tích chè toàn thànhphố đạt trên 3.000ha, sản lượng chè búp tươi đạt 22.682 tấn, giá trị sản phẩmđạt 198,3 triệu đồng/ha.

 Bên cạnh việc tăng diện tích, sản lượngthì việc nâng cao chất lượng sản phẩm chè được đặt lên hàng đầu, là yếu thenchốt quyết định sự thành công. Từ năm 2012 – đến nay, Trung tâm đã hỗ trợ bàcon nông dân xây dựng nhiều mô hình thâm canh chè an toàn, chè VietGAP, hỗ trợđào tạo, tập huấn kỹ thuật, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người nông dânđồng thời phối hợp vớiTrungtâm chứng nhận phù hợp Quacert  tập huấn, tổ chức đánh giá môhình VietGAP.Hiện nay đã có 80ha chè được cấp giấy chứng nhận sản xuất chè theo VietGAP trêntổng số 305 ha chăm sóc, thâm canh chè an toàn. Sản xuất chè VietGAP mặc dù sảnlượng không tăng, nhưng đã tạo ra các sản phẩm chè an toàn, có chất lượng, cóthị trường tiêu thụ, tạo được niềm tin với người tiêu dùng, truy nguyên đượcnguồn gốc sản phẩm, giá bán cao (cao hơn so với sản xuất chè theo phương pháptruyền thống từ 1,5 đến 2 lần, hiệu quả kinh tế đạt 230 triệu đồng/ha/năm).Thông qua, công tác đào tạo, tập huấn, thăm quan học tập kinh nghiệm và các môhình sản xuất theo tiêu chuẩn mới, người dân đã thấy rõ lợi ích khi tham gia môhình như năng suất, chất lượng, giá chè tăng, môi trường xanh, sạch, đẹp hơn,làm thay đổi nhận thức của người sản xuất,nâng cao trình độ về kỹ thuật trồng,chăm sóc, bón phân và phòng trừ sâu bệnh theo quy định sản xuất chè an toàn,sản xuất chè theo VietGAP,tạo lòng tin cho nông dân tại các xã tham gia mô hình chè thay thế dần nươngchè già cỗi năng suất, chất lượng thấp hiệu quả kém để trồng mới, trồng thaythế những giống mới có năng suất, chất lượng cao. Kết quả, trong 3 năm Hà Nộiđã thay thế và trồng mới được 155ha chè tại vùng đồi gò xã Trần Phú – Chương Mỹ, Yên Bài, Thuần Mỹ, Ba Trại, Cẩm Lĩnh – Ba Vì, Bắc Sơn – Sóc Sơn, Hòa Thạch –Quốc Oai

 Trong 3 năm qua, Thành phố tập trung hỗ trợ người dân từ khâu sảnxuất đến tiêu thụ sản phẩm chè bằng nhiều hình thức; sản xuất nguyên liệu chèbúp tươi an toàn, chất lượng; chế biến chè quy mô nông hộ đảm bảo chất lượng,an toàn vệ sinh thực phẩm; phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất chế biếntiêu thụ chè, gắn với các hoạt động văn hoá dân tộc, du lịch... Cùng với đó làcó chính sách thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào chế biến,tiêu thụ chè; khuyến khích liên doanh, liên kết giữa người sản xuất với cácdoanh nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm; liên kết các doanh nghiệp trong vàngoài nước để đẩy mạnh khâu tiêu thụ sản phẩm mang lại thu nhập và giá trị chongười nông dân.

 Với những kết quả đạt được về diện tích, năng suất, chất lượng vàhiệu quả của mô hình sản xuất và tiêu thụ chè an toàn trong 3 năm qua, năm 2015và các năm tiếp theo Hà Nội sẽ tập trung vào sản xuất chè sạch, an toàn theoVietGAP, xây dựng vùng sản xuất chè công nghệ cao, áp dụng đồng bộ cơ giới hóa vàosản xuất chè từng bước xây dựng thành các vùng sản xuất chè sạch, an toàn, đồngthời tăng cường xúc tiến thương mại hơn nữa, xây dựng chuỗi tiêu thụ sản phẩmchè trên toàn thành phố, tiến tới xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu chè Hà Nộigiai đoạn 2015 – 2020, nâng cao thu nhập của người làm chè, góp phần tích cựcphát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, phát triển kinh tế xã hội các xã đồigò, trung du, miền núi Hà Nội./.

Nguồn http://khuyennonghanoi.gov.vn/

Trần Thị Thu Trang


Cập nhật: 272017
Nguồnvitas.org.vn