© CHELANGSON.COM | Công ty cổ phần chè Thái Bình Lạng Sơn
Quy trình kỹ thuật hái chè bằng máy

I. TÊN TIẾN BỘ KỸ THUẬT: HÁI CHÈ BẰNG MÁY

         Tập thể tác giả: TS. Đỗ Văn Ngọc, Đậu Đình Chung, TS. Đặng Văn Thư, Th.S Nguyễn Ngọc Bình.

II. NGUỒN GỐC XUẤT XỨ.

- Đề tài cấp nhà nước: "Nghiên cứu các giải pháp khoa học học và thị trường để nâng cao chất lượng chè xuất khẩu". Mã số KC0607NN 2001-2005.

- Dự án: “Hoàn thiện qui trình công nghệ sản xuất chè an toàn phục vụ xuất khẩu và nội tiêu bằng các giống LDP1, LDP2 và Kim Tuyên”. mã số KC 06/06-10 năm 2007-2009 và các nghiên cứu cấp cơ sở khác.

- Dự án khuyến nông trung ương“Xây dựng mô hình tổ hợp tác và áp dụng cơ giới hóa tổng hợp trong sản xuất chè”. Giai đoạn 2011-2013.

 

III. NỘI DUNG QUY TRÌNH KỸ THUẬT HÁI CHÈ BẰNG MÁY

2.1. Điều kiên thích hợp áp dụng kĩ thuật hái chè bằng máy

- Điều kiện thích hợp:

+ Giống chè có hình thái cành trung bình, nhỏ, cấp cành dày, độ cao phân cành trung bình, thấp, được trồng từ cây chè giâm cành (các giống PH1, LDP1, LDP2, PVT, Kim Tuyên, Ngọc Thúy, PH8, PH10, PH11…)

+ Đối với giống chè shan, có thể áp dụng quy trình kỹ thuật h¸i chè bằng máy nếu nương chè được trồng, chăm sóc theo Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 446 - 2001, không áp dụng quy trình hái chè bằng máy trên diện tích chè Shan cổ thụ.

+ Áp dụng quy trình kỹ thuật hái chè bằng máy để chủ yếu cung cấp nguyên liệu chế biến chè đen, chè xanh viên, nếu chế biến chè xanh truyền thống cần hái nhảo 2 - 3 lần.

+ Địa hình nương chè có độ dốc < 250 áp dụng quy trình kỹ thuật hái chè bằng máy; nương chè có độ dốc cao > 150 áp dụng cho máy hái đơn, độ dốc thấp hơn 15có thể áp dụng cả máy hái đôi và máy hái đơn.

+ Lựa chọn máy đốn và máy hái chè: Nếu đốn chè bằng máy đốn có lưỡi đốn dạng phẳng thì dùng máy hái chè có lưỡi hái dạng phẳng.

- Nguyên tắc hái chè bằng máy:

+ T¹o sù cân đối giữa phần hái đi và chừa lại, đảm bảo tăng năng suất đồng thời đảm bảo hệ số lá chừa và sinh trưởng của cây.

+ Căn cứ đặc điểm của từng giống, tình trạng sinh trưởng của cây chÌ.

+ Căn cứ vào yêu cầu chất lượng sản phẩm chè, để xác định phẩm cấp nguyên liệu khi áp dụng quy trình kỹ thuật hái chè bằng máy.

2.2. Đốn phớt hàng năm.

- Hàng năm vào tháng 12 - 1, đốn phớt nương chè, dùng máy đốn có lưỡi dạng phẳng để đốn chè.

- Chiều cao trung bình vết đốn phớt hàng năm từ 2 - 4 cm so với vết đốn cũ, chiều cao tán chè duy trì 45 - 65 cm.

- Nương chè có ưu thế sinh trưởng đỉnh mạnh, sau 2 - 3 lứa hái (khoảng tháng 7, 8) có thể dùng máy đốn đơn rà tạo mặt tán phẳng sau khi hái.

2.3. Kĩ thuật bón phân

- Bón phân hữu cơ: lượng bón 25 - 30 tấn hữu cơ/ha + 500 kg supe lân; cứ 3 năm bón 1 lần.

- Cành lá chè đốn phớt, đốn sửa tán, đốn rìa tán được tủ lên rãnh chè tạo chất hữu cơ cho nương chè.

- Bón phân NPK theo tỷ lệ 3:1:1

- Xác định lượng bón NPK cho 1 tấn búp thu hái hàng năm, cứ thu một tấn búp chè thì bón 30 kg N nguyên chất (tương đương 65 kg phân urê) 10 kg K2O (20 kg kali clorua) 10 kg P2O5 (62 kg supe lân) tức bón (65 urê + 20 kali clorua + 62 kg supe lân) + 30% = 84,5 urê + 26 kg kali clorua + 80,6 kg supe lân.

- Số lần bón và thời vụ bón: chia làm 6 lần bón trong năm.

+ Lần 1 bón vào tháng 3: lượng bón 30% tổng lượng N + 30% K2O + 100% P2O5

+ Lần 2 bón vào tháng 5: bón 15% N  + 20% K2O

+ Lần 3 bón vào tháng 7: bón 15% N  + 20% K2O

+ Lần 4 bón vào tháng 8: bón 15% N  + 20% K2O

+ Lần 5 bón vào tháng 9: bón 15% N  + 10% K2O

+ Lần 6 bón vào tháng 10: bón 10% lượng N

Thời kì bón: lần 1 bón vào đầu tháng 3, các lần sau bón sau khi hái 10-12 ngày khi hái, khi có 40 - 60% số cành chè bật chồi.

2.4. Tạo mặt phẳng tán chè, cắt cành la

- Sau vụ hái chè Xuân (hái bằng tay), tán chè không phẳng, cành la nhiều dùng máy đốn đơn rà sửa tạo mặt tán phẳng để lại 2-3 lá chừa.

- Dùng máy đốn đơn cắt hai bên ria tán chè, tạo thuận lợi khi đi lại, thông thoáng hạn chế sâu bệnh hại chè.

2.5. Quy trình kĩ thuật hái chè bằng máy

2.5.1. Kĩ thuật hái nhảo

- Kĩ thuật hái chè vụ xuân (lứa hái chè đầu tiên trong năm) áp dụng kĩ thuật hái bằng tay, hái một tôm 2 - 3 chừa 3 - 4 lá chừa, chừa cách vết đốn phớt hàng năm 10 - 12 cm tùy giống chè.

- Hái nhảo là kĩ thuật hái những búp chè vượt lên trên tán chè, tạo cho tán chè có búp đồng đều để hái máy. Sau 20 - 25 ngày (kể từ ngày hái của lứa trước liền kề) trên tán chè xuất hiện một số búp mọc vượt lên trên tán chè thì hái những búp đó tạo cho mặt tán chè phẳng - hái nhảo lần 1.

- Những nơi mới hái bằng máy (năm thứ nhất) hoặc nơi hái chè chế biến chè xanh truyền thống thì có thể hái nhảo lần 2 (sau 25 - 30 ngày) thâm chí có thể hái lần 3 (35 - 40 ngày);

2.5.2. Kĩ thuật hái chè bằng máy

- Thời gian để có lứa hái chè bằng máy, tùy theo mùa vụ vùng sinh thái, trung bình cứ sau 40 đến 45 ngày có một lứa hái. 

- Thời điểm hái: khi trên tán chè có hơn 90% số búp đủ tiêu chuẩn hái.

- Yêu cầu kĩ thuật hái chừa: duy trì chừa 2 lá chừa, vụ thu (8 - 9) có thể chừa 1 lá, từ tháng 10 hái sát cá. 

- Chọn máy hái: Quy mô hộ, nhóm hộ, tổ hợp tác do diện tích không lớn (5 - 10 ha một mô hình) nên chỉ dùng máy hái đơn, qui mô lớn (trên 10ha một mô hình), có thể hái bằng máy hái đôi.

- Kĩ thuật sử dụng máy hái chè: Khởi động máy, đóng le gió (về hướng ghi close). Khi khởi động, để máy ở chỗ thăng bằng một tay giữ máy một tay giật nhẹ dây khởi động máy, khi máy nổ điều chỉnh le gió để máy nổ giòn ít tiêu tốn nhiên liệu, đảm bảo độ bền máy và bugi.

- Kĩ thuật vận hành máy hái đơn: Một người hái chè đeo động cơ trên lưng, hai tay cầm máy ở hai vị trí đã thiết kế, khi hái đặt lưỡi máy hái theo hướng song song với mặt phẳng hàng chè di chuyển dọc theo hàng chè, mỗi lần hái một nửa tán chè sau đó lại hái tiếp nửa tán còn lại theo yêu cầu kĩ thuật hái. Người hái chè điều chỉnh máy qua tay ga ở vị trí gần tay cầm máy; Một người đi phía sau đỡ  túi đựng chè và tháo túi đựng  khi lượng chè  đầy túi.

- Kĩ thuật vận hành máy hái đơn: Hai người cầm hai đầu máy đi dọc theo hai bên hàng chè. Một trong hai người điều khiển máy hái qua hệ thống tay ga được bố trí gần tay cầm máy, đưa lưỡi hái dọc theo hàng chè, cần phối hợp các thap tác nhịp nhàng tốc độ di chuyển phù hợp với mật độ búp trên nương chè, một người đi phía sau đỡ túi đựng bóp chè hái, đổ búp chè vào sọt chứa khi búp chè đầy túi.

2.6. Bảo quản nguyên liệu

- Tại các bìa lô bố trí các tấm vải bạt lớn để chứa búp chè từ các túi đựng búp chè của máy hái, trước khi vận chuyển, để bảo quản nơi râm mát, tránh ánh nắng trực tiếp, tránh giập nát búp chè, loại bỏ những tạp chất, lá chè già trước khi vận chuyển về nới chế biến.

- Vận chuyển: chè búp tươi bỏ trong sọt không nén chặt, không đựng trong bao kín, không để tiếp xúc trực tiếp với vật lạ, tạp chất; cần vận chuyển chè búp đến nơi chế biến không quá 4 - 6 giờ sau khi hái.

2.7. Bảo đảm an toàn lao động, tổ chức hợp tác trong hái chè bằng máy và tiêu thụ nguyên liệu

2.7.1. Bảo đảm an toàn lao động

- Người sử dụng máy đốn, máy hài chè cần được tập huấn an toàn lao động trước khi vận hành máy.

- Khi sử dụng máy đốn, hái chè phải có trang bị bảo hộ lao động theo yêu cầu gồm: quần áo bảo hộ, mũ, kính, giầy, găng tay…

- Nếu máy là loại động cơ 2 thì sử dụng nhiên liệu xăng pha, phải pha đúng tỉ lệ (1/24) và dùng đúng loại nhớt 2T để đảm bảo tính năng và độ bền (tuổi thọ) máy.

- Chỉ tháo bao bảo hiểm lưỡi máy ra khi chuẩn bị sử dụng máy, đóng ngay bao bảo hiểm lưỡi máy khi ngừng sử dụng.

- Khi điều khiển máy đốn chè, máy hái, phải di chuyển theo đúng tốc độ được hướng dẫn tránh di chuyển quá nhanh dễ gây tai nạn.

- Khi đốn hái chè bằng máy cần có phương án sơ cứu cụ thể khi xảy ra tai nạn.

- Thực hiện vệ sinh lọc gió, bugi, tra dầu mỡ theo đúng định kỳ.

2.7.2. Tổ chức hợp tác trong hái chè bằng máy

- Khuyến khích áp dụng phối hợp sử dụng máy trên quy mô diện tích lớn, góp phần hình thành chuỗi sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP.

- Qui mô tổ hợp tác phối hợp để áp dụng quy trình hái chè bằng máy có 7 - 15 hộ sản xuất, diện tích từ 5,0 - 7,0 ha. Có các loại máy hái, máy đốn, máy phun thuốc.

- Nguyên tắc hoạt động chung của các nhóm là đốn, hái, phun thuốc chè theo hình thức cuốn chiếu, tập chung các máy trên từng diện tích không dàn trải kéo dài thời gian  thực hiện.

- Hoạt động của tổ hợp tác giúp đỡ lẫn nhau, phối hợp cùng có lợi; tổ gồm có tổ trưởng do các thành viên trong tổ bầu nên, tổ trưởng thay mặt các thành viên trong tổ điều hành hoạt động phối hợp của tổ.

- Ghi chép thời gian hái ở diện tích các hộ vào sổ theo dõi làm cơ sở xây dựng kế hoạch thu hái hợp lý và điều tiết kế hoạch thu hái nguyên liệu.

2.7.3. Tiêu thụ búp chè           

- Hàng năm tổ hợp tác xây dựng kế hoạch tiêu thụ nguyên liệu với các cơ sở chế biến dựa trên kế hoạch hái chè bằng máy trong tổ. Xây dựng hợp đồng chi tiết về số lượng, chất lượng, giá cả nguyên liệu với các cơ sở chế biến theo mùa vụ sản xuất. Nguyên liệu đượng tổ hợp tác vận chuyển đến nhà máy hoặc các nhà máy đến thu gom tận đồi chè.

IV. ĐỊA PHƯƠNG ĐÃ ÁP DỤNG:

Các tỉnh trồng chè gồm: Nghệ An, Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái, Sơn La, Lâm Đồng, Hà Giang, Thái Nguyên, Hòa Bình, Hà Nội, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lai Châu, Hải Dương, Cao Bằng, Bắc Kạn.


Cập nhật: 132017
Nguồnvaas.org.vn