Chuyên trang thông tin...

[-] Khôi phục và phát triển cây chè truyền thống | CÔNG TY CỔ PHẦN CHÈ THÁI BÌNH LẠNG SƠN Khôi phục và phát triển cây chè truyền thống

Chuyên mục: Tin tức tổng hợp,  |  Đọc: 124 |  Bản in  | Cỡ chữ


Người dân xã Bình Sơn (Triệu Sơn) thu hoạch chè búp.

(Baothanhhoa.vn) - Tuy không phải là cây trồng đặc sản nhưng cây chè là loại cây trồng quen thuộc của người dân trên địa bàn tỉnh. Đây là loài cây dễ tính nhưng trong một thời gian dài bị lãng quên, ít được chăm sóc, chất lượng giống thấp, hiệu quả kinh tế từ cây chè mang lại không cao nên tại một số địa phương, diện tích trồng chè dần bị thu hẹp. Những năm gần đây, khi nhu cầu của thị trường về chè và các sản phẩm từ chè phục hồi, nhiều địa phương đã quan tâm phục tráng cây chè truyền thống nhằm đưa cây chè trở thành cây trồng chủ lực, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn và mang lại giá trị kinh tế cao.

Ông Vũ Văn Tình, Bí thư Chi bộ thôn Thanh Vân, xã Cát Tân (Như Xuân), cho biết: Hiện tại, trong thôn có khoảng 50 hộ gia đình trồng và có thu nhập từ cây chè. Không biết người dân trên địa bàn xã bắt đầu trồng chè từ khi nào nhưng từ khi lớn lên tại quê nhà, ông Tình đã thấy có loài cây này phát triển ở đồi, rừng, xen lẫn với các loại cây trồng khác. Cây chè trở thành thức uống dân giã của người dân và là bài thuốc làm săn da, sát khuẩn... Ngoài việc trồng sử dụng trong gia đình, nhiều hộ dân đã phát triển diện tích chè quy mô lớn để phục vụ nhu cầu của thị trường.

Được biết, trên địa bàn huyện Như Xuân có hơn 70 ha trồng chè và khoảng 100 hộ tham gia sản xuất chè búp khô. Một số xã, như: Bãi Trành, Yên Cát, Yên Lễ, Cát Vân, Cát Tân, Hóa Quỳ... có truyền thống trồng chè lâu đời và phát triển được một số diện tích. Tuy nhiên, do người dân chưa có kỹ thuật chăm sóc, phục tráng và phát triển nên năng suất cây chè chỉ đạt từ 60 tạ đến 1 tấn/ha. Do vậy giá trị thu nhập từ cây chè chỉ đạt khoảng 80 triệu đồng/ha. Trao đổi về định hướng phát triển cây chè, ông Phạm Văn Tuấn, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Như Xuân, cho biết: Huyện xác định cây chè là một trong những cây trồng truyền thống, có diện tích, tiềm năng phát triển quy mô lớn gắn với liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Do đó, UBND huyện phối hợp với Công ty TNHH Hải Huyền GC, tỉnh Nghệ An xây dựng Dự án trồng và sản xuất chè xanh chất lượng cao. Dự án mang theo kỳ vọng khôi phục và phát triển loại cây trồng truyền thống trở thành cây trồng chính mang lại nguồn thu nhập ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống cho Nhân dân. Hiện huyện Như Xuân đã vận động người dân khôi phục diện tích chè truyền thống và trồng mới các giống chè lai LDP2, BH1. Theo kế hoạch, huyện sẽ xây dựng 3 vùng chè lớn gắn liền với các vùng, khu du lịch sinh thái, quang cảnh tự nhiên sẵn có trong huyện. Mục tiêu đến năm 2025, toàn huyện có hơn 400 ha chè, sản lượng đạt 2 vạn tấn chè búp tươi và xuất khẩu 5.000 tấn chè các loại mỗi năm. Đồng thời, phát triển được những vùng chè bảo đảm các tiêu chuẩn ISO, HACCP, USDA... và xây dựng được chuỗi liên kết bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ chè, các sản phẩm từ chè.

Theo số liệu thống kê của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến tháng 10-2020, trên địa bàn tỉnh đã phát triển được 828 ha chè. Trong đó, diện tích chè búp 238 ha, chè uống tươi 590 ha. Cây chè được trồng phân bố rải rác tại 24/27 huyện, thị xã, thành phố. Chủ yếu là giống địa phương được trồng từ nhiều năm trước, nên hầu hết diện tích chè được trồng theo quy mô nhỏ lẻ, phân tán, chưa có thị trường tiêu thụ ổn định. Những năm gần đây, để đáp ứng nhu cầu của thị trường, một số huyện, như: Như Xuân, Triệu Sơn, Bá Thước, Thọ Xuân đã có chủ trương khôi phục và phát triển diện tích chè. Trong đó, xã Bình Sơn (Triệu Sơn) là một điểm sáng trong phát triển cây chè, hình thành chuỗi liên kết bền vững. Nhân dân trong xã phát triển hơn 300 ha trồng chè và có vùng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP đạt hơn 30 ha. Theo ông Vũ Quang Trung, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thanh Hóa: Tỉnh ta nổi tiếng với vùng chè Sánh Lược (Thọ Xuân), chè xanh làng Núi (Thiệu Hóa); chè núi Am Các (thị xã Nghi Sơn)... Tuy nhiên, do người dân chưa hiểu hết được giá trị của cây chè, nên chưa chú trọng chăm sóc, phát triển. Bên cạnh đó, thu nhập từ cây chè không cao, thiếu tính ổn định nên công tác bảo tồn chưa được chú trọng. Hiện nay, một số địa phương, HTX tìm được hướng đi mới nên đã quan tâm, phục hồi, phát triển cây chè truyền thống. Song, để việc bảo tồn, phát triển cây chè đạt hiệu quả cao, cần ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong việc nhân giống và xây dựng các mô hình nhằm khai thác, phát triển nguồn gen, giống cây chè cổ. Đồng thời, chú trọng mở rộng cả quy mô diện tích và chất lượng sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người dân; tạo ra sản phẩm đặc trưng theo chương trình OCOP...

Bài và ảnh: Lê Hòa


Cập nhật: Ngày 13 tháng ba năm 2021
Nguồn baothanhhoa.vn


Các tin khác...

Sản phẩm nổi bật

  • Thái Bình Ô long trà

    Được sản xuất từ giống chè đặc sản chọn...

  • Chè Ô long hút chân không 200g

    Được sản xuất từ giống chè đặc sản chọn...

  • Ô long Thanh Tâm 100g

    Được sản xuất từ giống chè đặc sản chọn...

  • Chè xanh Bát Tiên hút chân không 200g

    Được sản xuất từ giống chè đặc sản chọn...

  • Chè xanh Ngọc Thúy hút chân không

    Được sản xuất từ giống chè đặc sản chọn...