Chuyên trang thông tin...

[-] Hướng phát triển bền vững cho cây chè Kỳ Trung | CÔNG TY CỔ PHẦN CHÈ THÁI BÌNH LẠNG SƠN Hướng phát triển bền vững cho cây chè Kỳ Trung

Chuyên mục: Tin tức tổng hợp,  |  Đọc: 128 |  Bản in  | Cỡ chữ

Phát huy tiềm năng và lợi thế của địa phương về đồi núi, đất đỏ, trong những năm qua, xã Kỳ Trung- huyện Kỳ Anh đã đẩy mạnh phát triển vùng chè nguyên liệu, vừa tạo việc làm vừa nâng cao thu nhập cho người dân. Giờ đây, cây chè nguyên liệu ở xã Kỳ Trung ngày càng khẳng định được ưu thế vượt trội so với các loại cây trồng khác, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người nông dân nơi đây.

Phát huy tiềm năng và lợi thế của địa phương về đồi núi, đất đỏ, trong những năm qua, xã Kỳ Trung- huyện Kỳ Anh đã đẩy mạnh phát triển vùng chè nguyên liệu, vừa tạo việc làm vừa nâng cao thu nhập cho người dân. Giờ đây, cây chè nguyên liệu ở xã Kỳ Trung ngày càng khẳng định được ưu thế vượt trội so với các loại cây trồng khác, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người nông dân nơi đây.

Kỳ Trung là xã miền núi của huyện Kỳ Anh, nơi có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho sự phát triển của cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Song với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền xã Kỳ Trung đó là xây dựng các cây con chủ lực vừa tạo việc làm, vừa nâng cao nguồn thu nhập cho bà con nông dân. Xuất phát từ những tiềm năng về vùng đất đỏ và đồi núi, xã Kỳ Trung- huyện Kỳ Anh xem cây chè là cây phát triển chủ lực, tạo việc làm thường xuyên cho hàng trăm hộ dân.

Nhờ có các chính sách trong hổ trợ trồng, tập huấn ứng dụng khoa học kỷ thuật, xây dựng các vườn ươm cây giống và bao tiêu toàn bộ sản phẩm chè búp tươi cho bà con nông dân và đưa các giống chè PH1, LDP2 vào trồng đại trà. Đến thời điểm này, xã Kỳ Trung đã phát triển được hơn 200 ha chè nguyên liệu với 70% hộ gia đình tham gia trồng chè với sản lượng bình quân từ 15 – 17 tấn/ha, sản lượng chè tươi hàng năm ước đạt 1.200 tấn. Thu nhập từ cây chè chiếm trên 60% tổng giá trị sản xuất của toàn xã. Ưóc tính thu nhập bình quân mỗi năm từ cây chè mang lại hơn 8 tỷ đồng. Gia đình chị Nguyễn Thị Thu Hường ở thôn Đất Đỏ trồng 18 sào chè, bình quân cho thu nhập ổn định từ 15-20 tấn/ năm, vào mùa vụ thu hoạch gia đình chị Hường phải thuê từ 2-3 nhân công để thu hái theo thời vụ. Chị Nguyễn Thị Thu Hường - thôn Đất Đỏ- xã Kỳ Trung- huyện Kỳ Anh nói; “ Những năm gần đây được sự hỗ trợ của nhà nước nên bà con nông dân chúng tôi yên tâm trồng chè. Thông qua các lớp tập huấn kỹ thuật trồng chè, bà con đã biết cách chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho chè nên năng suất chè đã tăng đáng kể. So với trồng gỗ nguyên liệu và trồng một số hoa màu khác, chè vẫn mang lại giá trị cao nhất. Qua nhiều năm canh tác, bà con chúng tôi nhận thấy cây chè còn có tác dụng chống xói mòn đất, là mô hình canh tác bền vững trên đất đỏ Kỳ Trung ”.

Để tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất, tăng diện tích chè và nâng cao năng suất trên cùng một diện tích, từng bước nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm chè, đặc biệt là sản phẩm chè “sạch” trên thị trường, xã Kỳ Trung- huyện Kỳ Anh đã ban hành nhiều cơ chế chính sách để hỗ trợ bà con phát triển. Đồng thời, khuyến khích bà con nhân rộng diện tích chè, từng bước thay thế các giống chè cho năng suất cao trên thị trường. Phối hợp với Xí nghiệp Chè 12/9 tổ chức tư vấn tập huấn kỹ thuật, chăm sóc cây chè đúng quy trình nhất là hỗ trợ máy móc, thuốc BVTV… để có sản phẩm chè ra thị trường đạt chất lượng cao. Hiện nay, Xí nghiệp Chè 12/9 đang chế biến và sản xuất chè búp tươi với công suất 13 tấn/ngày và trực tiếp thu mua chè cho bà con. Ông Nguyễn Tiến Phúc - Giám đốc Xí nghiệp Chè 12/9- huyện Kỳ Anh nói; “ C húng tôi luôn yêu cầu những hộ nông dân cẩn thận trong các khâu sản xuất, giữ vững cam kết hai bên về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo hướng ưu tiên chất lượng. Về đầu ra, tiêu thụ đến đâu, Công ty thanh toán cho người nông dân đến đó. Hiện nay, Xí nghiệp chè 12/9 bao tiêu sản phẩm cho bà con nông dân Kỳ Thượng, Kỳ Tây, Kỳ Trung. Từ đó, kích thích người dân có trách nhiệm hơn trong tất cả các công đoạn sản xuất, xây dựng chương trình bảo tồn giống chè cũ đồng thời đưa những giống mới năng suất, chất lượng cao vào trồng trên diện rộng ”.

Chế biến chè ở Xí nghiệp Chè 12/9 ở xã Kỳ Trung- huyện Kỳ Anh.

Thực tế đã chứng minh, việc đẩy mạnh đầu tư và phát triển cây chè là chủ trương đúng đắn của huyện. Tính đến nay, chè vẫn là một trong những cây trồng giải quyết việc làm cho lực lượng lớn và đem lại thu nhập khá cho người dân của huyện. Bình quân thu nhập người dân nơi đây đạt 15-20 triệu đồng/ha. Không chỉ góp phần cải thiện chất lượng kinh tế, bộ mặt kinh tế nông thôn, cây chè còn giúp phủ xanh đất trống đồi trọc, bảo vệ môi trường..Thế mạnh của cây chè ở Kỳ Trung –huyện Kỳ Anh đã được khẳng định hiệu quả trong nhiều năm qua, song thực tế hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế trong phát triển các vùng chè nguyên liệu như; Cách chăm bón chưa được người dân chú trọng; việc trồng cải tạo chè già cỗi và chăm sóc chè trong thời kỳ phát triển còn hạn chế, các hộ dân chưa chú trọng đầu tư về nhân lực và vật tư cũng như áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào chăm sóc để tạo cho cây chè sinh trưởng, phát triển tốt. Nguồn nước tưới, nhất là vào mùa khô hạn lại gặp rất nhiều khó khăn. Để nâng cao chất lượng vùng chè nguyên liệu, hiện nay trên địa bàn xã đã thành lập Hợp Tác xã Hoàn Thiện chuyên ươm trồng và cung cấp các cây giống, đặc biệt là ươm các giống chè cho năng suất cao hiện nay đang được người dân ưa chuộng, mỗi năm cho ra thị trường 1 triệu om giống để cung cấp trồng mới chè hàng năm và cung cấp cho các xã vùng thượng huyện Kỳ Anh. Ông Nguyễn Văn Dương– Chủ tịch UBND xã Kỳ Trung - huyện Kỳ Anh cho biết; “ Với giá trị mang lại, cây chè thực sự là cây xóa đói giảm nghèo của địa phương, vừa mang lại giá trị kinh tế, cây chè còn giải quyết việc làm cho nông dân. Phải nói rằng với diện tích đất đồi thấp, chưa có cây nào thay thế được cây chè. Một số chủ trương, chính sách nâng cao giá trị cây chè đã được thực hiện và bước đầu mang lại hiệu quả. Giá cả ổn định, thị trường tiêu thụ rộng nên đã khẳng định vị thế cây chè trên đất Kỳ Trung ”.

Những đồi chè nguyên liệu trên vùng đất đỏ xã Kỳ Trung- huyện Kỳ Anh.

Ngoài mở rộng diện tích trồng chè thì việc xây dựng cho cây chè có chất lượng và có tính bền vững cao đang được huyện hết sức coi trọng. Sự liên kết chặt chẽ của chính quyền địa phương, doanh nghiệp và người trồng chè sẽ giữ vai trò quyết định trong việc xây dựng thương hiệu chè Kỳ Trung- huyện Kỳ Anh trên thị trường. Đó cũng là cơ sở để người dân có cơ hội nâng cao thu nhập, thực hiện công cuộc xóa đói giảm nghèo bền vững trong những năm tiếp theo./.

Hoàng Hạnh - Phạm Tuấn


Cập nhật: Ngày 28 tháng ba năm 2020
Nguồn kyanh.hatinh.gov.vn


Các tin khác...

Sản phẩm nổi bật

  • Thái Bình Ô long trà

    Được sản xuất từ giống chè đặc sản chọn...

  • Chè Ô long hút chân không 200g

    Được sản xuất từ giống chè đặc sản chọn...

  • Ô long Thanh Tâm 100g

    Được sản xuất từ giống chè đặc sản chọn...

  • Chè xanh Bát Tiên hút chân không 200g

    Được sản xuất từ giống chè đặc sản chọn...

  • Chè xanh Ngọc Thúy hút chân không

    Được sản xuất từ giống chè đặc sản chọn...