Chuyên trang thông tin...

[-] Để cây chè ở Thanh Sơn phát triển an toàn, hiệu quả | CÔNG TY CỔ PHẦN CHÈ THÁI BÌNH LẠNG SƠN Để cây chè ở Thanh Sơn phát triển an toàn, hiệu quả

Chuyên mục: Sự kiện,  |  Đọc: 107 |  Bản in  | Cỡ chữ


Bà Nguyễn Thị Thảo ở khu Mật 1, xã Văn Miếu luôn tuân thủ đúng thời gian cách ly sau khi sử dụng thuốc BVTV trên cây chè, do vậy diện tích trồng chè của gia đình đảm bảo chất lượng sản phẩm khi thu hái.

(baophutho.vn) - Với diện tích trên 2.500ha, cây chè được xác định là cây trồng mũi nhọn của huyện Thanh Sơn, vì vậy huyện đã tích cực tuyên truyền, hướng dẫn quy trình để nông dân sử dụng thuốc BVTV trên cây chè an toàn, hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng nông sản, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, môi trường sinh thái, từng bước hướng tới nền sản xuất nông nghiệp bền vững.

Để giảm thiểu mối nguy hại từ sử dụng thuốc BVTV hóa học, tăng hiệu quả sản xuất chè, những năm qua, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật triển khai nhiều mô hình ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) tại huyện, trong đó đã triển khai áp dụng mô hình trên cây chè với diện tích 3ha tại xã Sơn Hùng. Việc áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM cho thấy cây chè sinh trưởng và phát triển tốt, khả năng chống chịu sâu bệnh cao. So với tập quán canh tác lâu năm của người dân địa phương, mô hình ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây chè bật búp nhiều hơn, búp chè mập, tỉ lệ sâu bệnh hại thấp hơn, đặc biệt số lần sử dụng thuốc BVTV giảm một nửa so với tập quán canh tác cũ, qua đó góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe người trồng chè. Thông qua mô hình sẽ mở ra hướng đi mới trong phát triển nông nghiệp, góp phần đưa sản xuất nông nghiệp của huyện Thanh Sơn phát triển theo hướng nông nghiệp sạch và bền vững.

Từ hiệu quả của mô hình, hàng năm huyện Thanh Sơn phối hợp với các ngành chuyên môn, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho bà con về đảm bảo quy trình phun, sử dụng thuốc BVTV cho cây chè an toàn, hiệu quả. Nông dân sản xuất chè cũng chủ động tìm hiểu và áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM), do đó, lượng thuốc hóa học sử dụng đã giảm đáng kể. Huyện khuyến khích bà con thực hiện thâm canh trong sản xuất chè để cải tạo, nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng chè búp tươi đáp ứng nhu cầu cho chế biến trong nước và xuất khẩu. Áp dụng đồng bộ các giải pháp như lựa chọn giống, trồng cây che bóng đúng kỹ thuật, bón phân, tưới nước... Chỉ phun thuốc BVTV khi tỉ lệ bệnh, mật độ sâu đến ngưỡng với các loại thuốc BVTV có trong danh mục thuốc được phép sử dụng ở Việt Nam và sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc bốn đúng.

Đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, HTX, để đảm bảo an toàn cho sản phẩm xuất khẩu và người lao động, trong quá trình sử dụng thuốc BVTV ghi chép đầy đủ nhật ký, các thông tin khi sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất chè; tổ chức thu gom, tiêu hủy vỏ bao bì thuốc BVTV sau sử dụng theo quy định. Đến nay, số hộ nông dân sản xuất hiểu biết và áp dụng IPM đã tăng lên đáng kể; lượng thuốc hóa học trừ sâu bệnh giảm. Với những mô hình chè IPM đều cho năng suất cao hơn trên 7.000 kg/ha, nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân trên 24 triệu đồng/ha/năm.

Thực tế hiện nay người trồng chè đã thay đổi căn bản trong nhận thức và ý thức sử dụng thuốc BVTV. Bởi lẽ nếu không sử dụng đúng cách thì người phải chịu hậu quả trước tiên khi hàng ngày phải tiếp xúc với cây chè, đồng thời nếu chè có dư lượng thuốc BVTV vượt ngưỡng cho phép thì các cơ sở chế biến sẽ không thu mua và chè không xuất khẩu được, điều này cũng đồng nghĩa với việc người nông dân sẽ không có thu nhập.

Gia đình bà Hoàng Thị Thơm ở khu Mật 1, xã Văn Miếu có trên 1ha chè là nguồn thu nhập chính của gia đình. Bà Thơm cho biết: Trước đây, khi chưa được tập huấn nên đôi khi tôi sử dụng thuốc BVTV không theo nguyên tắc bốn đúng: Đúng thuốc, đúng lúc, đúng nồng độ, liều lượng và đúng cách, nhưng nay thì khác, sau khi đốn cành chè xong tôi mới phun thuốc, đợi đủ thời gian cách ly mới tiến hành thu hoạch, tôi đã có ý thức để đảm bảo quy trình sản xuất và không phun thuốc ngoài danh mục.

Ông Kiều Đức Mạnh - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết: Thời gian tới, huyện tiếp tục phối hợp với các địa phương tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn đến người dân, các hộ trồng chè, các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhận thức đúng, sử dụng các loại thuốc BVTV đúng quy định. Bên cạnh đó, khuyến khích các xã, thị trấn và các công ty thành lập tổ BVTV nhằm kiểm soát tốt hơn việc sử dụng thuốc BVTV trên cây trồng; tổ chức áp dụng các quy trình sản xuất chè an toàn theo hướng VietGAP, đảm bảo khả năng truy suất nguồn gốc, góp phần nâng cao thu nhập, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.

Hoàng Hương


Cập nhật: Ngày 30 tháng bốn năm 2022
Nguồn baophutho.vn


Các tin khác...

Sản phẩm nổi bật

  • Thái Bình Ô long trà

    Được sản xuất từ giống chè đặc sản chọn...

  • Chè Ô long hút chân không 200g

    Được sản xuất từ giống chè đặc sản chọn...

  • Ô long Thanh Tâm 100g

    Được sản xuất từ giống chè đặc sản chọn...

  • Chè xanh Bát Tiên hút chân không 200g

    Được sản xuất từ giống chè đặc sản chọn...

  • Chè xanh Ngọc Thúy hút chân không

    Được sản xuất từ giống chè đặc sản chọn...